Xúc động cùng Sài Gòn trong “Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau”

Ca khúc “Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau” được nhiều khán giả yêu thích bởi ca từ truyền cảm về tình người. Ca khúc ra mắt ngày 24/8, sáng tác Long X, Phú Hiển thể hiện. Khác với hầu hết các ca khúc về Sài Gòn thời kỳ dịch bệnh, tác phẩm mang màu sắc tươi vui, sôi động với âm hưởng EDM. Mở đầu, nhạc sĩ lồng ghép tiếng kêu “Bánh mì nóng đây này” trên nền nhạc sôi động.

Tác giả hồi tưởng về tuổi thơ của mình với những ổ bánh mì đầy ắp kỷ niệm. Khi còn nhỏ, anh cùng đám bạn lang thang trên phố vào những buổi chiều hè. Khi đó, sở thích của anh là những tách trà mát lạnh, bánh mì “năm nghìn một ổ, ăn xong sẽ no ngay”. Trong thời kỳ đại dịch, bánh mì không còn là món ăn đường phố mà là biểu tượng của những tấm lòng biết ơn. Tiếp nối những chuyến xe thiện nguyện len lỏi khắp các ngõ ngách của Sài Gòn, từng ổ bánh mì 0 đồng đã được trao tận tay người nghèo, góp phần xóa đói, sưởi ấm những mảnh đời khó khăn.

“Bon bon trên những phố phường

Đi sâu vào những hẻm đường

Với bánh mì giá 0 đồng

Trao tay cho người khó người cần

Anh Huy cùng với anh Bình

Trao đi bằng những nghĩa tình

Thương sao hai tiếng đồng bào

Ôi yêu thương Sài Gòn làm sao…”.

Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau – Bài hát lấy cảm hứng từ tình thương Sài Gòn

Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau
Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau

Xuyên suốt bài hát, tiếng rao “Bánh mì nóng đây” trở thành điểm nhấn. Tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Phần điệp khúc được phối với âm hưởng rộn ràng của tiếng bass. Ca sĩ Phú Hiển xử lý theo phong cách pop-rock khi hát về tình người giữa đại dịch: “Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau/ Bánh mì Sài Gòn. 0 đồng 1 ổ/ Bánh mì Sài Gòn, chẳng còn thương đau…”. MV do đạo diễn Bone Hồ biên tập với những đoạn video tư liệu. Ghi lại cảnh cụ già rưng rưng khi được tặng bánh mì trên vỉa hè. Diễn viên Quyền Linh dạo trên các ngõ phố vắng bóng người. Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn mang âm nhạc đến bệnh viện dã chiến…

Long X cho biết lấy cảm hứng sáng tác khi đọc một bài viết về nhóm tình nguyện viên đi phát cơm, bánh mì 0 đồng cho người cơ nhỡ hồi tháng 7. Anh viết bài hát như một món quà gửi tặng nhóm. Anh nói: “Tôi hy vọng ca khúc như một ly nước mát giúp mọi người tiếp tục ‘chiến đấu’… Bài hát không mang khẩu hiệu, không mang lời kêu gọi. Tôi chỉ muốn cám ơn những ai đang ngày đêm không quản mệt mỏi để giúp người dân khó khăn trong đại dịch này”.

Tác giả Long X và những chia sẻ về tình thương Sài Gòn trong bài hát

Chia sẻ về ca khúc, tác giả Long X nói: “Dù không thể giúp được gì nhiều về vật chất cho mọi người. Nhưng mình hy vọng bài hát Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau; sẽ như một ly nước mát giúp mọi người tiếp tục “chiến đấu” vượt qua đại dịch. Bài hát không mang khẩu hiệu, không mang lời kêu gọi. Mình chỉ muốn cám ơn tất cả những con người đang ngày đêm không quản mệt mỏi. Để giúp những người khó khăn trọng đại dịch này”.

MV Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau do đạo diễn Bone Hồ biên tập. Với những đoạn video tư liệu, ghi lại cảnh cụ già rưng rưng khi được tặng bánh mì trên vỉa hè. Diễn viên Quyền Linh dạo trên các ngõ phố vắng bóng người; nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn mang âm nhạc đến bệnh viện dã chiến… Tác giả Long X tên thật là Lương Kim Long, sinh năm 1989 tại Đồng Nai. Ca sĩ thể hiện bài hát Phú Hiển từng tham gia Vietnam Idol 2013 và lọt vào vòng Gala 4.

Bài hát đang được cộng đồng mạng yêu thích

Bài hát đang được cộng đồng mạng yêu thích
Bài hát đang được cộng đồng mạng yêu thích

Trên Youtube, nhiều khán giả khen bài hát có giai điệu bắt tai, ca từ chân phương. Tùng Râu bình luận: “Ca khúc ý nghĩa quá. Hy vọng những điều tốt đẹp đến với Sài Gòn, cuộc sống sớm trở lại bình thường”. Nghe xong ca khúc, nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt nói: “Nếu ai hỏi món ăn nào ở Sài Gòn bạn thèm nhất lúc này, với tôi đó là bánh mì và cà phê sữa”. Long X tên thật là Lương Kim Long, sinh năm 1989 tại Đồng Nai, lập nghiệp tại TP HCM từ năm 2007. Anh chuyên sáng tác nhạc quảng cáo, Bánh mì Sài Gòn là bài hát đầu tay. Ca sĩ Phú Hiển tên đầy đủ là Trần Phú Hiển, từng tham gia Vietnam Idol 2013, lọt vào vòng gala 4.

Nhiều nghệ sĩ đang hưởng ứng phong trào sáng tác ca khúc gợi cảm hứng lạc quan thời dịch. Làn sóng này được khởi xướng từ đợt dịch đầu tiên năm ngoái, gần đây trở lại với nhiều ca khúc được khán giả đón nhận như: Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn (Tuấn Hưng – Khắc Việt), Sài Gòn tôi sẽ (Thái Dương), Cô Vi đi xa (Dế Choắt), Gửi vô Nam (Ánh Tuyết), Sài Gòn tôi thương (Xuân Phước – Quốc Vũ)…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *